Là một trong những ngành có sự phát triển vượt bậc trong vài năm gần đây nhưng ngành nhựa Việt vẫn phải đối mặt với bài toán khó khi chúng ta vẫn phải nhập khẩu gần 80% nguồn nguyên liệu. Tỷ lệ này đang được kỳ vọng sẽ giảm dần với sự nỗ lực của các doanh nghiệp Việt.

Theo đánh giá của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa từ năm 2011 đến nay liên tục tăng trưởng mạnh: Năm 2011 đạt 1,7 tỷ USD, năm 2013 đạt 2,5 tỷ USD và năm 2014 đạt hơn 3 tỷ USD, năm 2015 chỉ  đạt trên 2,4 tỷ USD.

logistics đông dương - nhập khẩu nguyên liệu cho ngành nhựa Việt Nam

Sản xuất màng nhựa

Theo VPA, trong giai đoạn 2010-2015, ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất tại Việt Nam từ 16% đến 18% năm, chỉ sau ngành viễn thôngdệt may. Trong đó có những mặt hàng nhựa có tốc độ tăng trưởng đạt gần 100%. Với mức tăng trưởng như vậy, ngành nhựa được đánh giá lá một trong những ngành năng động, mũi nhọn của Việt Nam.

Hiện nay, sản phẩm nhựa của Việt Nam đã xuất khẩu đến 159 thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, dù có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng ngành nhựa chủ yếu vẫn chỉ được biết đến như một ngành kinh tế kỹ thuật về gia công chất dẻo, vì phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu. Hiện mỗi năm ngành nhựa cần 3,5 triệu tấn các loại nguyên liệu đầu vào chưa kể hàng trăm hóa chất phụ trợ khác trong khi khả năng trong nước chỉ đáp ứng gần 900.000 tấn nguyên liệu và hóa chất phụ gia cho nhu cầu.

thủ tục nhập khẩu nguyên liệu nhựa - logistics Đông Dương

Dự báo đến năm 2020, doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam sẽ cần khoảng 5 triệu tấn nguyên liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, năng lực cung ứng đầu vào thấp, công nghiệp hỗ trợ ngành nhựa chưa phát triển. Hàng năm các doanh nghiệp phải nhập khẩu 70-80% nguyên liệu đầu vào làm giảm sức cạnh tranh, doanh nghiệp xuất khẩu khó tận dụng được ưu đãi thuế do quy định liên quan đến xuất xứ hàng hóa.

Kỳ vọng lớn nhất cho ngành sản xuất nhựa Việt Nam vẫn là 3 Hiệp định thương mại EVFTA, TPP và RCEP đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng. Với RCEP, doanh nghiệp Việt Nam sẽ mở rộng phạm vi khu vực nguồn nguyên liệu được đảm bảo yêu cầu quy tắc xuất xứ để được hưởng mức ưu đãi thuế xuất khẩu.

Cụ thể, nếu nguồn nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam được nhập từ một trong 16 nước (10 nước khu vực Đông Nam Á và 6 nước cộng thêm là Trung Quốc, Australia, Newzeland, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản) thì đều đáp ứng tiêu chuẩn quy tắc xuất xứ. Đặc biệt, cùng với Hiệp định thương mại RCEP, Hiệp định thương mại Việt Nam - EU và TPP thông qua, sản phẩm Việt Nam sẽ tăng khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu sang những thị trường trên nhờ được giảm thuế còn từ 5% đến 0%.

Lê Thu