10 sự thật thú vị về hàng hải quốc tế
Ít ai biết rằng hàng hải là một trong những ngành “xương sống” của nền kinh tế toàn cầu. Từ chiếc ghế bạn đang ngồi cho đến bữa ăn sắp tới của bạn, hàng hải đóng vai trò rất lớn trong việc biến nó thành hiện thực. Qua cuốn sách Ninety Percent of Everything của tác giả Rose George, chúng ta có cơ hội được hiểu rõ hơn về “anh hùng thầm lặng” của nền kinh tế hiện đại này.
1. Hàng hải quốc tế là một ngành khổng lồ
Hiện đang có khoảng 55.000 con tàu thương mại đang chạy dọc khắp 4 đại dương, với tập đoàn A.P. Moller–Maersk của Đan Mạch là công ty vận tải lớn nhất thế giới với hơn 620 tàu và khả năng vận chuyển tới 3.250.668 container (chiếm 16,4% thị trường toàn cầu).
2. Số lượng thủy thủ đang lênh đênh trên biển? 1,5 triệu!
Trong đó, nữ giới chỉ chiếm 2% trong giới thủy thủ và Philippines là quốc tịch phổ biến nhất của các thủy thủ trên biển.
Ước tính mỗi năm có hơn 280.000 học viên Philippines tốt nhiệp từ các trường hàng hải, sẵn sàng để gia nhập các đội tàu trên khắp thế giới.
3. Vận tải biển rất rẻ
Vận tải biển rẻ đến mức, để làm sạch cá tuyết của mình, Scotland đã gửi chúng bằng tàu cỡ lớn vượt hơn 16.000 km đến Trung Quốc để sử dụng nhân công giá rẻ nước này, sau đó vận chuyển ngược lại Scotland với giá thành còn thấp hơn khi họ tự làm.
4. Số lượng container
Hiện đang có khoảng 17 triệu container được sử dụng trên khắp thế giới, với 5-6 triệu container đang được vận chuyển trong lúc bạn đọc bài viết này và hơn 10.000 container bị “lạc trôi” mỗi năm.
Nếu bạn xếp hết số container trên con tàu lớn nhất hiện nay, chúng sẽ trải dài đến hơn 130 km! Và nếu số đó xếp chồng lên nhau, chúng sẽ cao hơn tòa nhà Bitexco 200 lần.
5. 90% của mọi thứ
Vận tải biển hiện đang đảm nhiệm đến 90% lượng hàng giao thương quốc tế.
Xét về mặt kinh tế, tỷ trọng vận tải biển trong GDP của nước Anh cao hơn cả ngành nhà hàng, ăn uống và thi công cơ sở hạ tầng cộng lại.
6. Liên lạc với thủy thủ? Chuyện không dễ
Khi tàu đang vận hành trên biển, chỉ có khoảng 1/3 thủy thủ được tiếp cận với các phương tiện truyền thông và không tới 10% thủy thủ kết nối được với internet.
Ở những chặng đường khắc nghiệt, thủy thủ phải chịu cách ly hàng tuần liền trước khi có được cơ hội liên lạc với người thân.
7. Mối nguy cơ cướp biển
Cướp biển là một trong những nguy cơ lớn nhất của hàng hải quốc tế. Vào năm 2010, cướp biển Somali đã bắt hơn 544 thủy thủ làm con tin. Và đỉnh điểm là vào năm 2012, số vụ tấn công của cướp biển còn cao hơn số vụ án tại Nam Phi, quốc gia nguy hiểm nhất thế giới.
Nếu xét chung, mỗi năm có đến hơn 2.000 thủy thủ thiệt mạng trên biển và có đến 2 chiếc thuyền bị mất tích mỗi ngày!
8. Phương thức vận tải thân thiện với môi trường
Dù với kích thước và công suất khổng lồ của mình (trung bình một tàu vận tải biển có sức mạnh hơn 1.000 chiếc xe hơi gia đình), vận tải biển được đánh giá là phương thức thân thiện với môi trường hơn cả đường không và đường bộ.
9. Trung Quốc – thế lực đáng gờm của vận tải biển quốc tế
Trong 10 cảng biển lớn nhất thế giới, Trung Quốc hiện đang sở hữu đến 7 cảng. Với độ dài cầu cảng lên đến gần 20km, Cảng nước sâu Thượng Hải là cảng lớn nhất thế giới với khả năng tiếp đón hơn 2.000 tàu container cỡ lớn trong 1 tháng.
10. Tàu container quốc tế, hành trình không mệt mỏi
Trung bình mỗi tàu container di chuyển chặng đường gần bằng 3/4 khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng mỗi năm.