Quản lý chuỗi cung ứng (Supply chain Management) là hoạt động có ý nghĩa đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Xuất hiện vào năm 1980, cho đến nay, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng SCM ngày càng được chú trọng nhằm giúp doanh nghiệp thỏa mãn được các nhu cầu của khách hàng thông qua việc sử dụng và phối hợp hiệu quả các nguồn tài nguyên, nguyên vật liệu, thông tin, lao động, phân phối, dự trữ,…Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều thành phần, từ nhà sản xuất, cung cấp tới các công ty vận tải, nhà bán lẻ, nhà kho, khách hàng…Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả chính là việc phối hợp hiệu quả giữa tất cả các thành phần trên nhằm phân phối hàng hóa tới tay người tiêu dùng kịp thời, đúng địa điểm, đảm bảo chất lượng, số lượng, dịch vụ nhưng vẫn đảm bảo được tối thiểu hóa về chi phí, tối đa hóa lợi nhuận.Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số vấn đề chính trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng SCM.

vai trò của quản trị chuỗi cung ứng quốc tế - Logistics Đông Dương

Các vấn đề chính trong quản trị chuỗi cung ứng SCM:

1. Mạng lưới và chiến lược phân phối

Để có thể xây dựng một mạng lưới phân phối hàng hóa hiệu quả, linh hoạt với những thay đổi về nhu cầu thị trường, thay đổi trong doanh nghiệp,…, nhà quản lý cần xem xét kĩ càng việc lựa chọn vị trí cũng như công suất nhà kho, sản lượng sản xuất của từng loại sản phẩm tại từng nhà máy đồng thời tạo lập một dòng dịch chuyển hiệu quả giữa các đơn vị hay từ nhà máy đến nhà kho, từ nhà kho đến nhà bán lẻ và đảm bảo tối thiểu hóa về tổng chi phí sản xuất, tồn kho, vận chuyển.

2. Kiểm soát lượng hàng tồn kho

Nhu cầu khách hàng luôn thay đổi liên tục. Chính vì vậy, nhà quản lý cần làm sao để phân tích, dự báo nhu cầu và đưa ra các quyết định về điểm đặt hàng lại và mức đặt hàng tối thiểu nhằm giảm thiểu được chi phí tồn kho. 

3. Quản lý hợp đồng 

Việc quản lý các hợp đồng giữa nhà sản xuất và nhà cung ứng như hợp đồng mua bán vật tư/thuê thiết bị/thuê vận chuyển,…cần được quản lý cẩn thận vì nó cung cấp các thông tin cụ thể về hàng hóa, đơn giá, điều khoản thanh toán, giao hàng, chất lượng,…

4. Tích hợp chuỗi cung ứng với cộng tác chiến lược

Việc tích hợp với mức độ hợp lý đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp thông qua việc chia sẻ thông tin và hoạch định tác nghiệp. 

5. Sử dụng ngoại lực và thu mua

Doanh nghiệp cần xác định được hoạt động sản xuất nào thuộc năng lực cốt lõi, nên được xử lý hoàn tất ở nội bộ, và hoạt động nào nên mua từ nguồn cung bên ngoài; đâu là những rủi ro khi sử dụng ngoại lực,…

6. Thiết kế sản phẩm

Việc thiết kế cũng đóng một vai trò khá quan trọng trong chuỗi cung ứng, tuy nhiên, việc thiết kế đòi hỏi khá nhiều chi phí. Do vậy, nhà quản lý cần xác định khi nào thì nên thực hiện, lợi nhuận thu được từ việc thực hiện, những thay đổi nào nên áp dụng nhằm tận dụng tối ưu những thay đổi của thiết kế sản phẩm. Bên cạnh đó, phương án mass customization - chuyên biệt hóa theo khách hàng với số lượng lớn cũng là một phương pháp khá phổ biến.

7. Giá trị khách hàng

Đo lường, đánh giá hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mang lại cho khách hàng điều gì là điều không thể thiếu giúp doanh nghiệp đưa ra những điều chỉnh hợp lý nhằm gia tăng hơn nữa giá trị khách hàng trong chuỗi cung ứng.

8. Công nghệ thông tin

quản trị chuỗi cung ứng SCM hiệu quả - logistics đông dương

Việc ứng dụng công nghệ thông tin là điều rất cần thiết trong việc quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả. Do chuỗi cung ứng bao gồm nhiều thành phần tham gia khác nhau, lượng thông tin dữ liệu là không hề nhỏ, việc quản trị một cách hiệu quả sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Làm thế nào để cập nhật thông tin và dữ liệu một cách chính xác, kịp thời, làm thế nào để có cái nhìn toàn cảnh,… Tất cả các công việc này cần sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.