Thuật ngữ Tiếng Anh chuyên ngành Logistics (P1)
Các từ vựng Tiếng Anh phổ biến trong ngành Logistics mà bạn nên biết.
1. Supplier: Nhà cung cấp (con bò: cung cấp sữa). Người mua có thể mua hàng trực tiếp từ nhà cung cấp (hay qua đơn vị trung gian, các công ty thương mại cũng được coi là nhà cung cấp)
2. Factory: Nhà máy, nơi sản xuất ra hàng hóa sẵn sàng để sử dụng. Người mua có thể mua hàng trực tiếp từ nhà máy.
3. Seller/Vendor: Người bán (Exporter: Người xuất khẩu). Tên người bán thể hiện trên Hợp đồng ngoại thương, cũng gọi là Supplier (nếu mua hàng từ Factory thì Factory chính là Supplier hoặc Seller). Trên chứng từ có thể dùng Seller hoặc Supplier, nghĩa tương đương nhau.
4. Consignor: Người gửi hàng. Là người ký Hợp đồng vận tải với Công ty giao nhận (Freight Forwarder) để gửi lô hàng của mình (hoặc khách hàng của mình) đến người nhận theo chỉ định.
5. Shipper: Người gửi hàng. Là người trực tiếp ký Hợp đồng vận tải với Công ty Vận tải (Carrier)
6. Seller/ Suppier có thể là Consignor hoặc Shipper, nhưng Consignor và Shipper chưa chắc là Seller/ Suppier, vì Consignor/Shipper có thể là các Forwarder gom hàng của Seller/ Suppier và đứng tên trên vận đơn.
7. Consignee: Người nhận hàng. Người có quyền nhận hàng hóa, được ghi tên trên vận đơn. Nhưng có thể không phải người nhận hàng cuối cùng, vì Cnee có thể là người đại diện cho người nhập khẩu để thể hiện tên trên chứng từ và làm thủ tục nhận hàng hộ Buyer/Importer.
8. Carrier: Người chuyên chở (Công ty Vận tải, Hãng tàu, Hãng hàng không, Đường sắt…) Vận chuyển hàng từ điểm giao hàng đến điểm nhận hàng theo hợp đồng vận chuyển.
9. Freight Forwarder (hoặc Forwarder): Người giao nhận vận tải làm công việc giao nhận vận tải (Freight Forwarding), là trung gian thu xếp hoạt động vận chuyển: gom hàng, bốc dỡ hàng, đóng gói, vận chuyển . Forwarder đứng tên là Shipper trên Hợp đồng vận tải với Người vận tải (Carrier). Các công việc FWD thực hiện cũng là một phần việc mà các Công ty Logistics đảm trách, nhưng Logistics không chỉ làm vận tải mà còn làm các dịch vụ khác như: thuê/cho thuê kho bãi, tư vấn thủ tục, làm thủ tục hải quan xuất khẩu, làm thủ tục hải quan nhập khẩu, làm các thủ tục kiểm tra, kiểm định hàng hóa, xin giấy phép, C/O….
10. Notify Party: Người được thông báo. Công ty vận tải sẽ liên hệ và gửi các thông báo về lịch trình của lô hàng, thông báo hàng về cho Notify Party thay vì gửi cho Người nhập khẩu. N/P thường là các công ty Forwarder/Logistics làm dịch vụ giao nhận thay cho Người mua (Người nhập khẩu/Người nhận hàng cuối cùng).Notify Party có thể ghi tên Người nhập khẩu.
11. Buyer: Người mua (Importer: Người nhập khẩu). Tên người mua hàng thể hiện trên Hợp đồng ngoại thương, người mua phải trả tiền hàng (và tất cả các chi phí thuộc phần trách nhiệm của mình theo các điều khoản quy định trong Incoterms và trong Hợp đồng ngoại thương). Buyer/Importer chính là người nhận hàng cuối cùng.
12. Customs: Cơ quan Hải quan. Người đại diện thực hiện hệ thống Pháp luật về ngoại thương thông qua việc kiểm tra, xét duyệt và xử lý các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu qua quốc gia của mình.