Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam được nghị viện Châu Âu chính thức thông qua ngày 12/02/2020 và Quốc hội Việt Nam phê chuẩn, có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Hiệp định này đã mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. 

Hiệp định có nhiều nội dung liên quan đến nhiều mặt hàng, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến những ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với mặt hàng rượu, bia, và đồ uống có cồn.

Thuế nhập khẩu rượu, bia sau hiệp định EVFTA

Lộ trình giảm thuế nhập khẩu đồ uống có cồn sẽ được áp dụng tương tự đối với hàng hóa vận chuyển trực tiếp từ EU tới Việt Nam hoặc hàng hóa được trung chuyển và bảo quản qua một nước thứ 3 miễn là đáp ứng các nguyên tắc xuất xứ "không thay đổi". Cụ thể như sau:

- Rượu vang từ mức thuế nhập khẩu 50% như hiện nay sẽ về 0% sau 7 năm.

- Rượu mạnh từ mức thuế 48% như hiện nay sẽ về 0% sau 7 năm.

- Bia sẽ về mức thuế 0% sau 10 năm.

Thuế nhập khẩu rượu, bia sau hiệp định EVFTA

Sau khi Hiệp định này thông qua thì người tiêu dùng sẽ hưởng lợi vì giá rượu nhập từ Châu Âu sẽ giảm đáng kể. Người yêu rượu vang Việt Nam đang phải chi trả cho mức giá cao hơn từ 50% đến 250% so với mức giá vang trung bình ở Châu Âu. Mức giá cao như hiện tại, làm cho người tiêu dùng khó tiếp cận hơn, huy vọng sau khi thuế nhập khẩu được cắt giảm, giá rượu vang sẽ về mức giá hợp lý hơn.

Ngoài thuế nhập khẩu, rượu bia nói chung còn phải chịu thêm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng sau cùng. Ngoài ra còn chi phí vận chuyển, bảo quản lạnh và chi phí cơ hội cao.