CO Form D là gì? Những điều cần biết về CO Form D trong XNK
Hàng hóa được thông quan khi bạn có đầy đủ giấy tờ chứng nhận đặc biệt là CO Form D. Điều này chứng tỏ đây là hàng hóa có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Vậy CO là gì? Làm thế nào để có một tờ giấy chứng nhận hoàn chỉnh. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vai trò và cách điền mẫu Form D trong bài viết sau.
C/O Form D xuất hàng qua những quốc gia nào?
Co Form D được xuất hàng qua các quốc gia
Khi sở hữu được mẫu CO Form D các doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng hóa sang các nước Đông Nam Á. Cụ thể là các nước gia nhập ASEAN hiện nay. Ngoài ra, doanh nghiệp còn nhận được một số lợi ích liên quan tới thuế. Giúp gia tăng khả năng kinh doanh của một doanh nghiệp một cách tối ưu.
Xem thêm :
C/O FORM B LÀ GÌ? MẪU CO FORM B HỢP LỆ
C/O form D là gì?
Để chứng minh xuất xứ và nguồn gốc của hàng hóa thì CO - Certificate of Origin hay còn gọi CO Form D là giấy tờ không thể thiếu. Những lọa hàng hóa có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, minh bạch rất dễ dàng thông quan và có lợi về mặt thuế má. Đặc biệt, sẽ không phải tốn bất kì chi phí cho khoản thuế nào nếu có giấy CO Form.
Các loại hàng hóa hưởng theo chính sách ưu đãi sẽ dựa trên mẫu CO Forrm theo thỏa thuận thương mại của các quốc gia. Đây được xem là một trong những phương án thúc đẩy sự giao thoa giữa các quốc gia với nhau trong bối cảnh hiện nay.
Các giấy tờ cần thiết để được cấp giấy chứng nhận xuất xứ C/O form D
Những giấy tờ cần thiết xin cấp CO Form D
Cũng giống như các loại giấy tờ khác đối với CO Form D bạn cần chuẩn bị đơn xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Sử dụng bản chính và được xác nhận từ giám đốc. Giấy được bộ thương mai cấp sẽ có bộ hoàn chỉnh bao gồm:
- Bản chính giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa do Công ty xuất nhập khẩu thực hiện.
- Bản sao mẫu đơn khai hải quan và đã được thanh khoản.
- Các loại hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói bản sao
- Bản sao quy trình sản xuất sản phẩm
- Bản sao vận đơn hàng hóa.
- Tờ đơn đề nghị cấp mẫu CO Form D
- Một số giấy tờ liên quan như: Hợp đồng mua bán, công văn,...
Cần cuất trình những giấy tờ nào khi xin cấp đơn CO
Ngoài các loại giấy tờ trên, khi xuất trình giấy tờ bạn cần mang theo bản chính để đối chiếu với bản sao. Các doanh nghiệp có thể làm cam kết một số loại hàng hóa đặc trưng để thay cho giấy chứng nhận kiểm tra hàng hóa nếu hợp lệ.
Nội dung trên giấy chứng nhận xuất xứ ℅
Nội dung trên mẫu CO form D
Các cơ quan hải quan sẽ dựa trên Form D để kiểm tra hàng hóa. Vậy các nội dung cần có trên biểu mẫu này bao gồm:
- Tên và địa chỉ của loại hàng hóa được vận chuyển.
- Địa chỉ của người nhận hàng
- Xác định cách thức hay tuyến đường vận chuyển: đường biển, đường hàng không,...
- Số và ký hiệu của kiện hàng.
- Thông tin mô tả hàng hóa, xuất xứ
- Trọng lượng của hàng hóa
- Chữ ký và xác nhận của người gửi và cơ quan hải quan
- Thông tin về tên, địa chỉ của bên thứ ba nếu có.
Hướng dẫn cách kê khai thông tin C/O form D
Hướng dẫn kê khai thông tin CO Form D
Để hàng hóa có thể được gửi tới cho người nhận một cách chính xác, bạn cần điền đúng thông tin kê khai trong mẫu Form D. Nếu thiếu gia đoạn này hàng hóa của doanh nghiệp rất khó được chấp nhận. Với mẫu Co Form D sẽ có hai nội dung chính bao gồm:
Dòng trên cùng bên phải
Phần này sẽ điền số tahm chiếu của tổ chức CO cấp, mẫu số này được định dạng với 13 ký tự và 5 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Tên của nước đưa hàng hóa xuất khẩu, viết theo ký tự theo quy ước.
- Nhóm 2: Tên của các nước nhập khẩu (ASEAN), được viết tắt thành 2 ký tự theo quy ước như sau: Campuchia (KH), Malaysia ( MY), Brunei (BN), Indonesia (ID), Thái lan (TH),Philipines (PH), Lào (LA),...
- Nhóm 3: Phần này sẽ biểu thị năm cấp mẫu CO Form D
- Nhóm 4: Phần này điền tên của tổ chức cấp nằm trong danh sách tên tổ chức, tuy nhiên mỗi năm sẽ được cập nhật.
- Nhóm 5: Số thứ tự của CO Form D
Các ô kê khai thông tin hàng hóa, người gửi, người nhận
Các ô cần kê khai thông tin hàng hóa
- Ô số 1: Các thông tin giao dịch của người xuất khẩu bao gồm tên, địa chỉ và tên quốc gia xuất khẩu (Việt Nam). Những thông tin trong phần này phải chính xác với các thông tin trên Invoice và vận đơn.
- Ô số 2: Thông tin người nhận hàng sẽ bao gồm tên, địa chỉ, tên quốc gia của người nhận. Giống với thông tin về người xuất khẩu, thông tin về người nhập khẩu hay còn gọi là phải trùng với thông tin ở Invoice và Vận đơn (Bill of Lading).
- Ô số 3: Các thông tin về tên phương thức vận tải, nơi hàng bắt đầu đi, thời gian bắt đầu khởi hành, di chuyển, cảng hàng đến và tên của phương tiện vận tải.
- Ô số 4: Đây là ô dành cho cơ quan chức năng tại nước nhập khẩu cung cấp thông tin, vì vậy bạn sẽ để trống: Các mặt hàng đc hưởng ưu đãi (Preferent treatment given) hoặc không được ưu đãi (Preferent treatment not given) sẽ được cơ quan đánh dấu vào ô thích hợp.
- Ô số 5: Đây là ô để đánh số thứ tự của các mặt hàng, trên mỗi loại hàng hóa đều phải được đánh ký hiệu riêng để tránh trùng lặp trên một CO Form.
- Ô số 6: Bạn sẽ ghi thông tin ký hiệu và số hiệu của kiện hàng.
- Ô số 7: Trong phần này bạn sẽ điền số lượng kiện hàng, tên, loại kiện hàng, thông tin mô tả hàng hóa.
- Ô số 8: Bạn sẽ điền tiêu chí của hàng hóa cụ thể là giá trị của bao bì hay giá trị FOB.
- Ô số 9: Các thông tin thương mại về số và ngày của hàng hóa sẽ được điền trong phần này.
- Ô số 10: Tại đây bạn sẽ ghi các thông tin cụ thể về tên nước xuất khẩu, tên đầy đủ của nước nhập khẩu và thời gian, địa điểm đề nghị cấp mẫu CO Form. Cuối cùng là chữ ký xác nhận của người cấp.
- Ô số 11: Đây sẽ là ô có con dấu và chữ ký xác nhận của bộ cấp và tổ chức cấp.
Trên đây là một số thông tin về Co Form D mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn. Hy vọng đây sẽ là những vấn đề mà bạn đang tìm lời giải đáp. Nếu có những thắc mắc liên quan đừng chần chừ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn.