Doanh nghiệp của bạn đang muốn nhập khẩu đồ dùng nhà bếp để kinh doanh? Nhưng bạn không biết về quy trình thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp cụ thể như thế nào? Nếu đó là những điều bạn đang băn khoăn thì bài viết ngay sau đây của ILT Logistics sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Mã HS Code và các khoản thuế mặt hàng đồ dùng nhà bếp

Mô tả

Mã HS

Bộ đồ ăn và đồ dùng nhà bếp được làm từ melamine

39241010

Bộ đồ ăn và đồ dùng nhà bếp được làm từ sứ

69111000

Bộ đồ ăn và đồ dùng nhà bếp được làm từ gốm

69120000

Bộ đồ ăn và đồ dùng nhà bếp được làm từ gang đúc, đã tráng men

73239200

Bộ đồ ăn và đồ dùng nhà bếp được làm từ sắt hoặc thép khác

73239910

Bộ dụng cụ nhà bếp như thìa, dao, muôi và những loại đồ dùng nhà bếp nhập khẩu tương tự được mạ kim loại quý

82151000

Những khoản thuế khi nhập khẩu thiết bị nhà bếp:

  • Thuế giá trị gia tăng: 10%
  • Thuế khi nhập khẩu thông thường: 45%
  • Thuế nhập khẩu với ưu đãi đặc biệt: Form E (0%), Form VC (8%), Form AK(0%), Form VJ (0%), Form AJ (4%), Form AI(9%), Form VK(0%),…

Xem thêm nội dung khác

HƯỚNG DẪN CÁCH TRA MÃ HS CODE CHÍNH XÁC NHẤT

Mã HS Code và các khoản thuế mặt hàng đồ dùng nhà bếp

Mã HS Code và các khoản thuế mặt hàng đồ dùng nhà bếp

Các bước làm thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp

Hướng dẫn làm tự công bố sản phẩm

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để tự công bố sản phẩm:

  • Bản tự công bố sản phẩm dựa trên Mẫu số 01 thuộc Phụ lục I được ban hành kèm theo nghị định 15/2018/NĐ-CP vào ngày 02/02/2018 của Chính phủ.
  • Phiếu thể hiện kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của những sản phẩm.

Tiến hành quy trình tự công bố sản phẩm dựa trên quy định an toàn thực phẩm:

  • Bước 1: Tổ chức hoặc cá nhân sẽ tự công bố sản phẩm trên những phương tiện thông tin đại chúng hoặc các trang thông tin điện tử của mình và niêm yết giá công khai ngay tại trụ sở của mỗi tổ chức, cá nhân. Sau đó, quý doanh nghiệp cần nộp một bản thông qua đường bưu điện hoặc đến trực tiếp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương chỉ định.
  • Bước 2: Sau khi đã tự công bố sản phẩm, quý doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cũng như chịu trách nhiệm hoàn toàn về vấn đề an toàn của sản phẩm đó.
  • Bước 3: Đơn vị quản lý nhà nước có thẩm quyền chủ động tiếp nhận bản tự công bố của những cá nhân hoặc tổ chức để lưu trữ hồ sơ, sau đó đăng tải tên tổ chức, cá nhân cùng tên sản phẩm đã tự công bố lên trang thông tin điện tử của cơ quan đã tiếp nhận.

Bên cạnh đó, trong trường hợp những tổ chức hoặc cá nhân có từ 2 cơ sở trở lên đang cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân sẽ lựa chọn nộp hồ sơ tại một đơn vị quản lý của nhà nước ở địa phương nơi có cơ sở sản xuất. Nếu đã lựa chọn được cơ quan quản lý của nhà nước để nộp hồ sơ thì trong những lần tự công bố sản phẩm tiếp theo bạn phải nộp hồ sơ tại chính cơ quan đã lựa chọn trước đó.

Hướng dẫn làm tự công bố sản phẩm

Hướng dẫn làm tự công bố sản phẩm

Hướng dẫn làm kiểm tra ATTP

Ngoại trừ các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu thuộc Điều 3 của Nghị định 15, tất cả những mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa trong nhóm 2 về an toàn thực phẩm khi nhập khẩu phải tiến hành đầy đủ thủ tục kiểm tra chất lượng nhà nước.

Hồ sơ để đăng ký kiểm tra chất lượng đối với những quy trình kiểm tra thông thường như sau:

  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng thực phẩm nhập khẩu dựa trên quy định tại mẫu số 4 thuộc Phụ lục I của Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
  • Bản sao Danh mục hàng hóa.
  • Bản tự công bố sản phẩm.

Quy trình kiểm tra chất lượng thông thường:

  • Bước 1: Thực hiện công văn xin mang hàng hóa về bảo quản khi tiến hành làm thủ tục thông quan.
  • Bước 2: Thực hiện việc lấy mẫu kiểm nghiệm rồi tự công bố sản phẩm.
  • Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng lên cổng thông tin một cửa của quốc gia được phân hệ Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Bước 4: Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phía cơ quan kiểm tra của nhà nước sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và đưa ra thông báo thực phẩm đã đạt hoặc không đạt yêu cầu để nhập khẩu.
  • Bước 5: Nộp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đã đạt yêu cầu nhập khẩu” theo mẫu cho đơn vị hải quan để được thông qua hàng hóa.

Hướng dẫn làm kiểm tra ATTP

Hướng dẫn làm kiểm tra ATTP

Hướng dẫn làm thủ tục hải quan nhập khẩu đồ dùng nhà bếp

Nếu tổ chức hoặc cá nhân đã tiến hành đầy đủ những bước kiểm nghiệm và tự công bố hợp quy định an toàn thực phẩm cũng như kiểm tra chất lượng của hàng hóa, đơn vị phải chuẩn bị những hồ sơ sau để thực hiện thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp.

Đối với những thiết bị nhà bếp nhập khẩu, quý doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ để làm thủ tục hải quan như sau:

  • Một bản sao y của hợp đồng thương mại.
  • Một bản gốc hóa đơn thương mại.
  • Một bản gốc phiếu đóng gói.
  • Vận tải đơn.
  • Một bản gốc giấy phép (nếu có).
  • Một bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ của sản phẩm (nếu có).
  • Bản tự công bố cùng phiếu thông báo kết quả của quy trình kiểm tra chất lượng nhà nước.
  • Các giấy tờ khác dựa theo yêu cầu của Hải quan (nếu có).

Nếu đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hải quan, bạn hãy tiến hành khai và nộp tờ khai hải quan, sau đó chờ đợi để nhận kết quả phân luồng tờ khai. Nếu tờ khai được phân luồng xanh, hàng hóa sẽ được thông qua ngay khi người nhập khẩu nộp đầy đủ thuế theo quy định. Đối với các tờ khai được phân luồng vàng hoặc đỏ sẽ phải thực hiện lại bước kiểm tra tờ khai hàng hóa dựa trên hướng dẫn của cơ quan hải quan.

Đọc thêm

THỦ TỤC HẢI QUAN LÀ GÌ? CHI TIẾT THÔNG TIN LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

Hướng dẫn làm thủ tục hải quan nhập khẩu đồ dùng nhà bếp

Hướng dẫn làm thủ tục hải quan nhập khẩu đồ dùng nhà bếp

Hi vọng với những chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn hình dung được quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp. Đừng quên chuẩn bị đầy đủ những loại giấy tờ để được cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt sớm nhất.