1. Vai trò của C/O

– Chứng nhận xuất xứ hàng hóa đặc biệt quan trọng trong việc phân loại hàng hóa theo quy định hải quan của nước nhập khẩu, vì vậy sẽ quyết định đến thuế suất thuế nhập khẩu hàng hóa.

– Với chủ hàng nhập khẩu: C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Cũng vì vậy mà quy định kiểm tra của hải quan rất kỹ đối với những lô hàng có C/O.

– Về mặt quản lý Nhà nước: C/O có một số vai trò liên quan đến chính sách chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch… Có lẽ ít chủ hàng quan tâm đến vấn đề này, nên tôi cũng không thảo luận thêm ở đây.

Có hai loại CO chính:

– CO không ưu đãi: tức là CO bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó.

– CO ưu đãi: là CO cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này. Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC), Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),…

Theo danh sách của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development ): Việt Nam không nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của Australia, Estonia và Mỹ.

2. Xin C/O ở đâu?

Nếu làm hàng xuất cần xin Giấy chứng nhận xuất xứ, bạn cũng cần biết đến cơ quan nào để làm thủ tục. Bộ Công Thương là cơ quan nhà nước được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Trong đó, Bộ Công Thương trực tiếp cấp toàn bộ các Form C/O ưu đãi. Bộ này ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định:

• VCCI: cấp C/O form A, B…
• Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E, AK …
• Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form D, E, AK…

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thẩm quyền cấp các loại CO còn lại (bao gồm cả CO form B với mặt hàng giày dép xuất khẩu sang EU).

phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam - iltvn.com

VCCI là một trong những đơn vị cung cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

3. Thủ tục đề nghị cấp C/O như thế nào?

3.1. Trước khi đề nghị cấp C/O:

Bước 1: Kiểm tra xem sản phẩm có xuất xứ thuần túy (xuất xứ toàn bộ) theo quy định phù hợp hay không. Nếu không, chuyển sang bước 2;

Bước 2: Xác định chính xác mã số HS của sản phẩm xuất khẩu (4 hoặc 6 số H.S đầu là cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định) ;

Bước 3: Xác định nước nhập khẩu hàng hóa mà quốc gia đó đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam/ASEAN và/hoặc cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan GSP hay không. Nếu có, chuyển sang bước 4;

Bước 4: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có thuộc danh mục các công đoạn chế biến đơn giản (không đầy đủ) theo quy định phù hợp hay không. Nếu có, sản phẩm đó sẽ không có xuất xứ theo quy định. Nếu không, chuyển tiếp sang bước 5;

Bước 5: So sách thuế suất để chọn mẫu C/O (nếu có) để đề nghị cấp nhằm đảm bảo hàng hóa xuất khẩu được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất;

Bước 6: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu đáp ứng quy định xuất xứ phù hợp hay không;
VD: EU – Annex 13, Thụy Sỹ – Annex 4, Japan – Annex 5,…, ATIGA – Annex 3

Bước 7: Nếu sản phẩm chưa đáp ứng quy định phù hợp tại bước 6, vận dụng các điều khoản đặc biệt sau:

– Quy định vi phạm cho phép (Derogation/Tolerance/De Minimis) đối với các nguyên vật liệu hoặc bộ phận không có xuất xứ;
– Quy định cộng gộp song phương;
– Quy định cộng gộp khu vực;
– Quy định cộng gộp khác và/hoặc các quy định mở rộng liên quan khác.

Dịch vụ cung cấp CO giá rẻ tại Hà Nội

Mẫu C/O đạt tiêu chuẩn do ILT thực hiện.

3.2. Các bước thực hiện thủ tục đề nghị cấp C/O

Bước 1: Đối với doanh nghiệp (DN) lần đầu xin C/O:

Trước khi chuẩn bị các chứng từ C/O, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân gồm 3 trang và nộp lại cho Bộ phận C/O, VCCI cùng với 1 bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của DN.

Bước 2: Hồ sơ xin cấp C/O
1. Đơn xin cấp C/O: 

Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của DN

2. Mẫu C/O (A, B, T, Mexico, Venezuela,…): 

Người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại Mẫu C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ Mẫu C/O cà phê có thể đề nghị cấp thêm Mẫu A hoặc Mẫu B (Tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn cho DN mua mẫu C/O nào).
– C/O đã được khai gồm có 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao C/O để Tổ chức cấp C/O và Người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản.
Lưu ý: DN phải đánh máy đầy đủ các ô trên Form bằng tiếng Anh, bản chính và bản sao C/O phải có dấu đỏ và chữ ký người có thẩm quyền ký của DN (trừ trên C/O Form T không cần dấu và chữ ký của DN).

3. Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản gốc do DN phát hành.
4. Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: 

Đã hoàn thành thủ tục hải quan (1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN, và dấu “Sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp có lý do chính đáng, Người xuất khẩu có thể nộp sau chứng từ này.
Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người xuất khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu

5. Packing List: 1 bản gốc của DN.
6. Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN và dấu “Sao y bản chính”.

7. Tờ khai Hải quan hàng nhập (1 bản sao): nếu DN nhập các nguyên, phụ liệu từ nước ngoài;
hoặc Hoá đơn gía trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước: nếu DN mua các nguyên vật liệu trong nước.

8. Bảng giải trình Quy trình sản xuất: Đối với DN lần đầu xin C/O hay mặt hàng lần đầu xin C/O phải được DN giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng.

9. Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm. Tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn các bước giải trình tiếp theo.

4. Đơn vị nào chuyên hỗ trợ xin C/O?

Việc xin Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) đối với những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì không có gì đáng nói, nhưng đối với những người chưa có kinh nghiệm hoặc doanh nghiệp muốn cho việc kinh doanh của mình thuận lợi nhưng tự tìm cách thực hiện vấn đề này mà không có nhân sự chuyên trách thì thật sự vô cùng khó, vô cùng mạo hiểm và tốn nhiều công sức cũng như thời gian, thậm chí của cải.

dịch vụ cấp CO uy tín, giá rẻ - logistics đông dương

ILT là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn chuẩn bị hồ sơ và xin Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành, các sản phẩm hàng hóa trong ngành may mặc, thực phẩm - đồ uống, dược phẩm, thiết bị y tế, hàng tiêu dùng, và thiết bị công nghiệp là thế mạnh của Công ty chúng tôi. Công ty chúng tôi cam kết với Quý khách hàng thời gian cấp C/O nhanh nhất và chi phí rẻ nhất, và dịch vụ chuyên nghiệp hoàn hảo nhất.

Chúng tôi tư vấn xin C/O cho tất cả các form đi các nước như:

 Mẫu A: Áp dụng GSP (General System of Preferences)- C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi cho hàng xuất khẩu Việt Nam
• Mẫu B: (Mẫu C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam). Dùng cho tất cả các loại hàng hoá xuất khẩu đi các nước.
• Mẫu E: Mẫu C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
• Mẫu AK: Mẫu C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi theo Hiệp định ASEAN – Hàn Quốc
• Mẫu AJ: Mẫu C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi theo hiệp đinh ASEAN – Nhật Bản
• Mẫu VJ: Mẫu C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi theo Hiệp định VJEPA (Việt Nam – Nhật Bản) 

Nếu bạn chưa biết hàng hóa của mình sẽ khai theo form nào hoặc bạn chưa chắc chắn trong việc chuẩn bị hồ sơ. Bạn lo sợ cho lô hàng hóa của mình gặp phải trở ngại khi làm thủ tục hải quan và ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của mình. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY CỔ PHẦN TMDV LOGISTICS ĐÔNG DƯƠNG

Văn phòng: Tầng 11, Tòa nhà Hacisco, Số 15, Ngõ 107, Đường Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Tel: (+84)912 213 988

Email: support@iltvn.com

Website: https://iltvn.com/

Facebookhttps://www.facebook.com/logisticsdongduong/