Các phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu phổ biến hiện nay
Nếu hiểu rõ hơn về các phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện các giao dịch quốc tế thành công và tránh được nhiều rủi ro. Để có được những thông tin hữu ích xoay quanh lĩnh vực này thì bạn hãy cập nhật ngay các chia sẻ hữu ích của ILT Logistics sau đây nhé!
Khái niệm thanh toán quốc tế
Trước khi tìm hiểu rõ các phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm thanh toán quốc tế là gì ? Thanh toán quốc tế được xem là nghĩa vụ phải chi trả hay hưởng lợi từ tiền tệ phát sinh qua các hoạt động kinh tế cũng như phi kinh tế giữa các các nhân, tổ chức tại lãnh thổ nước này với nước khác thông qua mối quan hệ giữa các ngân hàng tại các nước liên quan.
Khái niệm thanh toán quốc tế
Đặc điểm của các phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu
Hoạt động thanh toán quốc tế sẽ phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật cũng như các tập quán quốc tế. Hoạt động này sẽ liên quan đến chủ thể của hai hay nhiều quốc gia. Do đó mà khi các chủ thể khi tham gia quá trình thanh toán quốc tế thì không chỉ chịu chi phối bởi luật pháp của quốc gia sở tại mà còn phải tuân thủ đúng quy định của pháp lý quốc tế.
Đặc điểm của các phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu
Để thực hiện các các phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu thành công, phòng thương mại quốc tế đã ban hành các quy định như: URC, UCP, INCOTERMS… Nhờ đó mà các chủ thể tham gia sẽ có một khung pháp lý đảm bảo công bằng, bình đẳng, đủ quyền lợi và trách nhiệm khi thanh toán quốc tế.
Trong quá trình thanh toán quốc tế, tiền mặt sẽ không dùng trực tiếp để thanh toán mà phải dùng các phương tiện thanh toán. Các phương tiện này thường là kỳ phiếu, hối phiếu hay séc.
Đọc thêm: QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CHI TIẾT NHẤT
Trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế thì ít nhất có một trong hai bên phải liên quan đến ngoại tệ. Vì có dùng đến ngoại tệ nên hoạt động thanh toán quốc tế sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các tỷ giá hối đoái cũng như các vấn đề liên quan đến dự trữ ngoại hối.
Ngôn ngữ dùng trong các phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu thường là tiếng Anh. Và khi có tranh chấp xảy ra thì mọi xung đột sẽ được giải quyết bằng luật quốc tế.
Vai trò của phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu
Các hình thức thanh toán trong xuất nhập khẩu sẽ có những vai trò chủ yếu sau đây:
Vai trò của phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu
- Với nền kinh tế: Hình thức này sẽ góp phần mở rộng cũng như thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao vị thế kinh tế của các quốc gia, tạo cầu nối cho các quốc gia trong việc thanh toán.
- Với doanh nghiệp: Phục vụ tốt nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp trong quá trình mua bán hàng hóa quốc tế.
- Với các ngân hàng thương mại: Tạo ra doanh thu dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng.
Các hình thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu cơ bản
Tiếp tục bài viết, ILT Logistics mời bạn cùng tìm hiểu các phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu
Các hình thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu cơ bản
1. Phương thức thanh toán ghi sổ – Open Account
Phương thức thanh toán đầu tiên cần kể đến chính là phương thức chuyển tiền ghi sổ Remittance. Với phương pháp này thì khách hàng ( người có nhu cầu chuyển tiền) sẽ nhờ ngân hàng của mình chuyển cho người khác ( người thụ hưởng) một số tiền nhất định tại một thời điểm nhất định với phương thức mà mình quy định.
Xem thêm: BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU: NHỮNG THỦ TỤC CẦN BIẾT ĐỂ ĐẢM BẢO THÀNH CÔNG TRONG KINH DOANH
2. Phương thức thanh toán nhờ thu – Collection
Nhờ thu là một trong các phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu gửi hàng đến nhà nhập khẩu và cũng đồng thời gửi chứng từ đến ngân hàng để thu tiền hộ. Chứng từ nhờ thu được quy định trong trường hợp này là chứng từ thương mại hoặc chứng từ tài chính.
Phương thức thanh toán nhờ thu
2.1 Phương thức nhờ thu trơn
- Người XK sẽ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cùng chứng từ cho nhà nhập khẩu
- Ký phát hối phiếu đồng thời viết thư nhờ thu đến ngân hàng ở đầu xuất nhờ thu tiền từ ngân hàng của nhà nhập khẩu.
- Ngân hàng ở bên xuất hàng sẽ chuyển hối phiếu và chỉ nhờ thu ở ngân hàng bên nhập ở nước ngoài.
- Ngân hàng thu hộ lúc này sẽ xuất trình hối phiếu theo như chỉ thị nhờ thu
- Người trả tiền sẽ tiến hành trả tiền hoặc trả bằng hối phiếu
- Ngân hàng thu hộ sẽ chuyển tiền hay hối phiếu đã nhận về cho ngân hàng chuyển
- Ngân hàng sẽ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã nhận cho người xuất khẩu
Lưu ý: Đây là phương pháp không được dùng nhiều vì nó không đảm bảo quyền lợi của 2 bên vì quá trình nhận hàng và thanh toán hoàn toàn tách rời nhau. Phương pháp này chỉ dùng trong việc thanh toán phí hoặc nhờ thu séc qua lại của các ngân hàng.
2.2 Phương thức nhờ thu kèm chứng từ
Một trong các phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu tiếp theo chính là nhờ thu kèm chứng từ:
- Nhà xuất khẩu sẽ giao hàng hóa cho nhà nhập khẩu và cũng lập chứng từ thương mại có thể kèm theo hối phiếu với chỉ thị nhờ ngân hàng bên xuất khẩu thu hộ.
- Ngân hàng sẽ chuyển bộ chứng từ cùng chỉ thị này cho ngân hàng đại lý của nước nhập khẩu.
- Ngân hàng thu hộ sẽ gửi chứng từ theo như chỉ thị tới bên nhập khẩu.
- Người nhập khẩu sẽ trả tiền hoặc hối phiếu theo quy định để có chứng từ cho việc nhận hàng.
- Ngân hàng thu hộ sẽ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã nhận đến ngân hàng chuyển.
- Ngân hàng chuyển chuyển tiền hoặc hối phiếu lại cho người nhận.
3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ – Letter of credit (L/C)
L/C có thể được hiểu là văn bản mà nhân hàng nhập khẩu phát hành để cam kết sẽ trả tiền cho nhà nhập khẩu nếu người này đưa ra bộ chứng từ hợp lệ. Cũng nhờ đó mà L/C này còn có tên là L/C chứng từ hay L/C thương mại. Văn bản này được thành lập trên cơ sở của các điều khoản của hợp đồng nhưng không phụ thuộc vào hợp đồng.
4. Phương thức thanh toán chuyển tiền – Remittance
Một trong các phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu được các doanh nghiệp dùng nhiều phải kể đến chính là chuyển tiền – Remittance. Đây là hình thức mà khách hàng yêu cầu ngân hàng của mình chuyển đến người hưởng lợi một số tiền với phương thức chuyển và thời điểm mà khách hàng quy định.
Phương thức thanh toán chuyển tiền
Các bên tham gia lúc này sẽ bao gồm:
- Người nhập khẩu chính là người chuyển tiền ( tên Tiếng Anh là Remitter )
- Người xuất khẩu chính là người thụ hưởng ( tên Tiếng Anh là Beneficiary )
- Ngân hàng của người nhập khẩu là ngân hàng chuyển ( tên Tiếng Anh là Remitting Bank)
- Ngân hàng của người xuất khẩu là ngân hàng đại lý ( tên Tiếng Anh là Corresponding Bank)
Xem thêm: HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI LÀ GÌ? TẠI SAO NÓ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA?
Biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế
Bảo lãnh được hiểu là người thứ 3 gọi là người bảo lãnh cam kết với bên có quyền ( được xem là người nhận bảo lãnh) sẽ thay cho bên có nghĩa vụ hay còn gọi là người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của mình nếu bên này không thực hiện được nghĩa vụ hay thực hiện không đúng khi đã đến thời hạn.
Biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế
Trong các giao dịch xuất khẩu sẽ có các bảo lãnh như: Bảo lãnh trả tiền ứng trước ( hay còn gọi là ứng tiền cọc), bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thiết bị, máy móc, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh nhận hàng mà chưa có vận đơn gốc,...
Thư tín dụng dự phòng được xem là cam kết không hủy ngang, hoàn toàn độc lập với văn bản ràng buộc khi phát hành. Trong đó thì người phát hành sẽ cam kết với người thụ hưởng thanh toán các chứng từ xuất trình dựa trên các điều khoản cũng như điều kiện của thư tín dụng.
Người phát hành chứng từ thanh toán bằng việc chuyển tiền theo hình thức trả tiền ngay. Hoặc nhận hối phiếu hoặc cam kết chiết khấu hay trả tiền sau của người thụ hưởng.
Hy vọng những chia sẻ của ILT Logistics trên đây có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về các phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu. Để được các chuyên viên xuất nhập khẩu hỗ trợ cho quá trình kinh doanh của mình thì hãy gọi ngay cho chúng tôi nhé!