Supply Chain là gì và vai trò của nó trong kinh doanh logistic như thế nào sẽ là chủ đề chính của bài viết này. ILT sẽ giúp bạn làm sáng tỏ thông tin Supply Chain logistics là gì, chúng có những mô hình như thế nào và chức năng của Supply Chain ra sao đối với những doanh nghiệp logistic.

Supply Chain là gì? Khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng

Supply chain logistics là gì ?

Supply Chain là gì? Supply Chain được hiểu đơn giản là chuỗi cung ứng, chúng là một chuỗi những vận hành liên kết với nhau trong việc chuyển đổi và dịch chuyển từ nguyên liệu cho đến thành phần cuối cùng để đến tay cá nhân.

Quy trình này cũng chính là kết quả của sự nỗ lực từ những tổ chức trong việc đưa ra những chuỗi vận hành thành công. Bên cạnh đó,Supply Chain còn được hiểu là chuỗi của những công cụ để chuyển hóa các nguyên liệu từ lúc sơ khai đến khi thành phẩm và tới tay người tiêu dùng thông qua một chuỗi phân phối.

Supply chain logistics là gì

Supply chain logistics là gì

Khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng

Bạn đã hiểu được Supply Chain là gì, vậy khái niệm quản lý chuỗi cung ứng là như thế nào? Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM) chính là việc quản lý dòng hàng và dịch vụ, trong đó bao gồm tất cả các quy trình từ việc biến đổi nguyên liệu thô sơ thành sản phẩm cuối cùng. SCM sẽ có sự liên quan trực tiếp đến việc tổ chức hợp lý những hoạt động từ phía nguồn cung cho doanh nghiệp để có thể tối ưu hóa giá trị của khách hàng cũng như đạt được lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường.

Quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng

Nhìn chung, việc quản lý chuỗi cung ứng chính là sự kết hợp từ nhiều thủ pháp nghệ thuật, khoa học để cải thiện cách thức của công ty về tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thô, cấu thành sản phẩm, dịch vụ sau đó đưa vào quy trình sản xuất để cho ra những sản phẩm, dịch vụ và phân phối đến tay khách hàng.

Xem thêm: MSDS LÀ GÌ? ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN VỚI MSDS TRONG LOGISTICS

Một điều mà quý doanh nghiệp cần lưu ý khi quản lý chuỗi cung ứng chính là dù sản xuất hàng hóa hay bất kỳ dịch vụ nào đơn vị cũng cần hiểu rõ được sức mạnh từ những nguồn tài nguyên, mối tương quan giữa chúng trong suốt toàn bộ dây chuyền cung ứng sản phẩm.

Cấu trúc Supply Chain là gì? Điều bạn nên biết

Một trong những thắc mắc chúng tôi cũng thường xuyên gặp phải chính là cấu trúc Supply Chain là gì? Trên thực tế, cấu trúc của chuỗi cung ứng sẽ được sử dụng để đo lường toàn bộ hiệu suất thuộc chuỗi cung ứng đó. Quy trình này sẽ bao gồm toàn bộ các bước vận hành như giao hàng, thực hiện đơn hàng, quá trình gửi hàng, mức giá, sản xuất linh hoạt.

Cấu trúc của Supply Chain sẽ dựa trên ba nguyên tắc chính là tái cấu trúc, đo lường hiệu ứng và ứng dụng để cho ra kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, cấu trúc chuỗi cung ứng còn dựa trên 5 khối xây dựng cấu trúc hóa quy trình riêng biệt gồm:

- Plan: Trong quy trình này sẽ lên chương trình cung và cầu để cải thiện cũng như đo lường chất lượng của chuỗi cung ứng.  

- Source: Đây là quá trình mua sắm hàng hóa hoặc giải quyết những vấn đề để đạt được yêu cầu từ phía bạn. Có thể liên quan đến nguồn vật liệu, cơ sở hạ tầng, xác định phương pháp quản lý, mạng lưới nhà cung cấp hoặc hiệu suất của doanh nghiệp.

- Make: Tại quá trình này hàng hóa của bạn sẽ được chuyển đổi sang trạng thái cuối cùng. Quy trình này sẽ bao gồm vận hành sản xuất, đóng gói, trình bày, phát hành hàng hóa và ảnh hưởng lớn đến mạng lưới sản xuất cũng như những việc quản lý thiết bị, phương tiện.

- Deliver: Đây là quá trình vận chuyển hàng hóa ra ngoài từ các bước như quản lý đơn hàng, nhập kho, phân phối và vận chuyển.

- Return: Quá trình này sẽ tập trung vào những hàng hóa được trả lại vì bất kỳ nguyên nhân nào. Quá trình này có thể bao gồm nhiều công đoạn khác nhau như xử lý việc trả lại hàng hóa, bao bì bị lỗi,... Tại bước này cũng sẽ thực hiện các việc liên quan đến vấn đề tư vấn, giám sát người tiêu dùng sau khi giao hàng.

Hơn thế nữa, trọng tâm chính trong cấu trúc Supply Chain là sử dụng để xác định, đo lường tại những cấp độ cao hơn với nhiều khía cạnh khác nhau dựa theo quy trình:

+ Cấp độ 1: Xác định yếu tố vị trí địa lý, phân khúc và cả bối cảnh.

+ Cấp độ 2: Xác định cấu hình của chuỗi cung ứng.

+ Cấp độ 3: Xác định những vận hành kinh doanh chính thuộc chuỗi cung ứng.

Cấu trúc Supply Chain

Cấu trúc Supply Chain

Các mô hình Supply Chain

Tùy thuộc vào cấu trúc và nhu cầu cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà sẽ có các mô hình Supply Chain phù hợp. Sau đây là những mô hình Supply Chain thường gặp mà các doanh nghiệp có thể tham khảo:

Mô hình dịch chuyển liên tục

Đây chính là mô hình chuỗi cung ứng truyền thống phù hợp với những công ty sản xuất các loại sản phẩm ít thay đổi. Thông thường, những sản phẩm này sẽ có nhu cầu cao, hiếm hay không cần thiết kế lại.

Sự thiếu biến động này cũng có nghĩa rằng những nhà quản lý có thể dễ dàng hợp lý hóa thời gian sản xuất cũng như kiểm soát chặt chẽ nguồn hàng tồn kho. Đối với những mô hình dòng chảy liên tục những nhà quản lý còn thường xuyên bổ sung nguyên liệu thô để tránh hiện tượng tắc nghẽn khi sản xuất.

Có thể bạn quan tâm: VNACCS LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ PHẦN MỀM QUẢN LÝ HẢI QUAN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Mô hình dịch chuyển liên tục

Mô hình dịch chuyển liên tục

Mô hình chuỗi nhanh

Nếu như công ty của bạn đang cung cấp các sản phẩm dựa trên những xu hướng mới nhất trên thị trường thì mô hình này chính là dành cho bạn. Những doanh nghiệp sử dụng mô hình Supply Chain kiểu này cần nhanh chóng đưa các sản phẩm của họ ra thị trường để có thể tận dụng xu hướng đang được thịnh hành.

Đúng như tên gọi của nó, các công ty muốn áp dụng loại mô hình này cân nhanh chóng chuyển từ ý tưởng sang nguyên mẫu và đến khâu sản xuất để đưa đến người tiêu dùng nhanh nhất có thể. Thời trang nhanh chính là một trong những ví dụ về những ngành sử dụng mô hình Supply Chain loại này.

Mô hình chuỗi nhanh

Mô hình chuỗi nhanh

Mô hình linh hoạt

Đây sẽ là mô hình Supply Chain phù hợp cho những công ty đang sản xuất hàng hóa theo mùa hoặc những ngày lễ. Thông thường, những công ty này sẽ trải qua các đợt tăng nhu cầu đối với những sản phẩm của họ, sau đó là một khoảng thời gian dài có ít hoặc không có nhu cầu.

Việc áp dụng mô hình linh hoạt sẽ giúp họ có thể dễ dàng tăng tốc để bắt đầu đưa vào sản xuất và ngừng hoạt động một cách hiệu quả sau khi nhu cầu đã giảm đi. Nếu như muốn có lợi nhuận, những công ty này cần dự báo chính xác về nhu cầu nguyên vật liệu cũng như hàng tồn kho.

Chức năng của Supply Chain đối với doanh nghiệp logistics

Bạn đã tìm hiểu qua về cấu trúc cũng như những mô hình của Supply Chain. Vậy bạn đã thật sự biết được chức năng đối với doanh nghiệp logistics của Supply Chain là gì hay chưa? Có thể thấy rằng, chuỗi cung ứng hiện ra nắm giữ một chức năng vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Vì quá trình sản xuất cũng như kinh doanh của đa số doanh nghiệp nào cũng đều chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Supply Chain.

Nếu như công tác quản lý chuỗi cung ứng có hiệu quả cao thì khả năng cạnh tranh với những đối thủ cũng sẽ cao hơn, từ đó gia tăng cơ hội mở rộng thị trường và giúp doanh nghiệp có được những bước tiến xa hơn.

Chức năng của Supply Chain đối với các doanh nghiệp logistics

Chức năng của Supply Chain đối với các doanh nghiệp logistics

Chuỗi cung ứng có mặt tại tất cả các khâu vận hành của doanh nghiệp, từ việc hoạch định chiến lược, quản lý nguồn cung ứng, cho đến thu mua nguyên liệu và sản xuất sản phẩm. Chuỗi cung ứng có chức năng quan trọng trong việc quản lý cả phần đầu vào và đầu ra cho mỗi doanh nghiệp.

Thêm vào đó, chuỗi cung ứng còn có chức năng trong việc cải thiện chất lượng của những hoạt động logistic. Supply Chain sẽ giúp tối ưu thời gian trung chuyển hàng hóa từ doanh nghiệp đến tay khách hàng. Nhờ vào điều này, hàng hóa của bạn sẽ luôn được đảm bảo về đổi mới và giảm bớt các chi phí giá thành của sản phẩm để gia tăng lợi nhuận.

Phân biệt giữa Supply Chain và chuỗi vận chuyển

Supply Chain sẽ có nhiệm vụ trong việc lập kế hoạch, điều phối dòng chảy của sản phẩm dịch vụ từ phía nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Trong khi đó, logistic chính là việc lên kế hoạch, kiểm soát việc vận chuyển cũng như dự trữ hàng hóa dịch vụ từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ.

Vậy Supply Chain và chuỗi vận chuyển Logistics khác nhau như thế nào?

- Về tầm ảnh hưởng: Supply Chain có tầm ảnh hưởng dài hạn, còn Logistic chỉ có tầm ảnh hưởng ngắn hoặc trung hạn.

- Về mục tiêu: Supply Chain đặt ra mục tiêu giảm được chi phí cho toàn bộ chiến dịch phân phối thông qua việc tăng cường cộng tác và phối hợp, còn Logistics mong muốn giảm chi phí vận chuyển nhưng tăng chất lượng dịch vụ.

Đọc thêm: 3PL (THIRD-PARTY LOGISTICS) LÀ GÌ? CÁCH 3PL HỖ TRỢ CHO DOANH NGHIỆP CỦA BẠN?

- Về công việc: Logistic sẽ có nhiệm vụ quản trị những hoạt động bao gồm vận tải, kho bãi, giao nhận hàng, dịch vụ khách hàng,... Trong khi đó Supply Chain sẽ bao gồm toàn bộ những hoạt động của Logistic và cộng thêm việc quản trị nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác với những đối tác khách hàng,...

- Về phạm vi hoạt động: Logistic hoạt động chủ yếu trong việc quản lý bên trong doanh nghiệp, Supply Chain sẽ quản lý cả những hoạt động bên trong lẫn bên ngoài để giúp mang đến hiệu quả kinh doanh tối ưu nhất cho doanh nghiệp.

Phân biệt giữa Supply Chain và chuỗi vận chuyển

Phân biệt giữa Supply Chain và chuỗi vận chuyển

Qua bài viết của ILT Logistics bạn đã có thể hiểu rõ Supply Chain là gì đúng không nào. Supply Chain đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp. Tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh mà bạn hãy lựa chọn mô hình Supply Chain sao cho phù hợp nhất với công ty của mình nhé.