Switch bill of lading (Switch B/L) có thể coi là một loại vận đơn đặc biệt, thường được sử dụng trong trường hợp vận đơn ba bên, bốn bên,… Đây là một loại vận đơn khá phức tạp trong quy trình vận chuyển. Vậy Switch Bill là gì? Khi sử dụng bạn cần đặc biệt lưu ý điều gì? Quy trình  phát hành B/L là gì? Cùng iltvn.com tìm hiểu thêm bài viết dưới đây:

Switch Bill of Lading Là Gì ?

Switch Bill Of Lading là gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra khi mới bắt đầu kinh doanh. Switch Bill Of Lading được biết đến là thuật ngữ được sử dụng khi mua bán giữa 3 bên. Khi vận đơn được phát hành, nó sẽ được thay thế từ đầu bằng một vận đơn khác, kèm theo các thông tin được chỉnh sửa để thay đổi thông tin của nhà sản xuất hàng hóa.

Switch Bill Of Lading sẽ giúp các công ty kinh doanh, trung gian hay môi giới dễ dàng, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác.

Có thể bạn quan tâm:

 

SURRENDER BILL LÀ GÌ? SỬ DỤNG VẬN ĐƠN NÀY KHI NÀO?

CÁC LOẠI PHÍ TRONG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 

INCOTERM LÀ GÌ? TÌM HIỂU CÁC QUY TẮC THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Hướng dẫn quy trình làm Switch Bill Of Lading

Quy trình tạo Switch Bill

Quy trình tạo Switch Bill

Trong trường hợp này, công ty B mua hàng của A phải mua theo điều kiện FOB (giao hàng tại cảng xuất ở Trung Quốc). Và hợp đồng B bán cho C CIF hoặc CFR…. Khi hàng được giao từ cảng của công ty A, người bán sẽ nhận được vận đơn được cấp lúc này người gửi hàng vẫn là công ty xuất khẩu A (Trung Quốc) chứ không phải Việt Nam và người nhận hàng là công ty B tại Việt Nam. .

Lúc này công ty B sẽ mang bill nhận được từ công ty A đến hãng tàu hoặc FWD mà họ làm việc, lúc này họ sẽ yêu cầu SWITCH xuất bill theo người gửi hàng B, cảng gửi hàng ở nước B, người nhận là C, cảng dỡ hàng là nước tại C, lúc này bill mới nhận sẽ gọi là BILL SWITCH.

Ba bên có thể yêu cầu chuyển đổi

Ba bên có thể yêu cầu chuyển đổi

Vận đơn 1 (vận đơn ảo)

Vì bên trung gian sẽ book ship thông qua công ty chuyên tổ chức, nhận và chuyển hàng từ nhà sản xuất đến đích cuối cùng cho bên có nhu cầu. Công ty này sẽ lấy bill nhà nên dù có bill hay tên tàu thì hàng thực tế không vận chuyển về VN được. Bill sẽ là bill ảo để người A sẽ nghĩ là hàng được ship về VN đúng thời điểm.

Vận đơn 2 (được chuyển đổi từ vận đơn 1)

Sau khi Vận đơn 1 được phát hành, Bên A sẽ giao hàng cho Bên B. Bên trung gian B sẽ thanh toán cho Bên A và lấy toàn bộ chứng từ giao hàng. Lô hàng hiện thuộc quyền sở hữu của Bên B và Bên B sẽ yêu cầu hãng tàu tiến hành lập Switch bill (hủy bill 1) và xuất bill mới với các thông tin cần thay đổi:

Người giao hàng là người trung gian- Người nhận hàng là bên C- Cảng xếp dỡ- Cảng dỡ hàng- Mô tả mặt hàng không thay đổi hoặc có thể thay đổi theo yêu cầu

Nếu có Switch bill theo yêu cầu, bên trung gian sẽ tập hợp chứng từ giao hàng mới gửi Bên C để bên mua bên C nhận hàng tại điểm đến.

Tìm hiểu về các điều kiện trong Incoterm nên sử dụng khi dùng Switch Bill

Switch Bill

Switch Bill

Khi xác định được Switch Bill, đơn vị trung gian sẽ cần biết rõ được điều kiện giao hàng và sử dụng phương thức thanh toán phù hợp, lựa chọn đúng đơn vị dịch vụ vận chuyển uy tín.

Đối với các công ty trung gian sẽ luôn giành được quyền đặt tàu. Nhưng để làm được điều này cần phải có 2 hợp đồng được ký kết đó là giữa A và B, giữa A và C. Từ đó chúng ta có một số điều kiện như sau:

  • Bên A ký hợp đồng với bên B, bên A sẽ đóng vai trò là người nhập khẩu nên dùng điều kiện giao hàng để giành quyền đặt tàu. Phương thức thanh toán được sử dụng là L/C
  • Bên A cũng sẽ ký hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa cho bên C. Lúc này bên A sẽ trở thành người xuất khẩu hàng hóa để giành quyền đặt tàu. Bên A cũng sẽ ký kết hợp đồng theo điều kiện của Bên C và áp dụng phương thức TT.
  • Sau khi Bên A ký hợp đồng với các bên sẽ cần đơn vị vận chuyển hỗ trợ Bên A thực hiện Switch bill.

Hợp đồng giữa ba bên

Hợp đồng giữa ba bên

Khi Sử Dụng Switch Bill cần lưu ý:

  • Các thông tin có thể thay đổi trong bill mới bao gồm: shipper, consignee, notification party, cargo description
  • Các thông tin về cảng đi (Port of Loading), cảng dỡ (Port of Discharge), trọng lượng, số lượng kiện hàng không được thay đổi.
  • Ngày phát hành giữa hóa đơn gốc và hóa đơn chuyển đổi phải giống nhau.
  • Nếu nhà nhập khẩu yêu cầu cung cấp C/0 thì sẽ sử dụng C/O trong mua bán 3 bên.

Bài viết trên hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về Switch Bill Of Lading là gì? Ngoài ra, bạn còn biết quy trình, nắm bắt những thông tin cơ bản. Sử dụng Switch Bill Of Lading sẽ giúp các công ty thương mại thu được nhiều lợi ích kinh tế. Và hơn hết là giúp nhà môi giới hạn chế được chi phí vận chuyển. Rút ngắn thời gian giao hàng, đảm bảo thời gian giao hàng như dự kiến.